HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH:
Máy kiểm tra kính cường lực SG2700 kiểm tra tấm kính đơn, kính ghép có được cường lực hay không. Máy SG2700 giúp nhân viên kiểm tra dễ dàng phát hiện các đường ứng suất xuất hiện trong các tấm kính đã được cường lực. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng biết được tấm kính đó đã được cường lực hay không. Máy này còn cho phép kiểm tra được độ dầy của tấm kính đơn.
>>> Xem thêm: Phim cách nhiệt ô tô, phim cách nhiệt nhà kính, phim cách nhiệt bảo vệ
Trong hình bên trái, bạn thấy máy kiểm tra kính cường lực SG2700 sẽ kiểm tra được cả tấm kính dán. Lưu ý là mỗi cột phản xạ ánh sáng tương ứng với mỗi mặt của tấm kính.
CÁC ĐẶC TÍNH NỔI BẬT:
- Có thể kiểm tra kính đơn và kính hộp từ một phía
- Kiểm tra được các tấm kính đơn và hộp ngay trong quá trình sản xuất
- Kiểm tra được các tấm kính đơn và hộp khi đã được lắp hoàn chỉnh tại công trình
- Cửa sổ nhìn rộng và được chiếu sáng bằng nhiều đèn Led
- Đo được độ dầy tấm kính 1
- Đo được độ dầy tấm kính dùng đèn phản chiếu
- Sử dụng mặt kính quang học đặc biệt cho phép nhận biết được sự thay đổi màu sắc
- Xác định được vị trí các đường ứng suất trên tấm kính
- Tự động tắt nguồn khi dừng đo
- Tiêu tốn ít điện năng, chỉ cần dùng pin 9 volt alkaline
- Đèn báo khi pin yếu
- Công tắc on/off thuận tiện
- Kích thước nhỏ gọn
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH:
Đặt máy đo cường lực SG2700 lên tấm kính cần phải kiểm tra. Nếu có thể thì hãy đặt máy đo cường lực lên một mặt tấm kính còn mặt kia được phủ bằng vải đen. Sau đó bật máy lên, nhìn qua cửa sổ quang học để kiểm tra dãy đèn phản xạ ánh sáng. Nếu là tấm kính đơn, thì chỉ có hai cột đèn phản xạ xuất hiện (mỗi cột đèn tương đương cho một mặt tấm kính). Nếu là tấm kính hộp thì sẽ có 4 dãy đèn xuất hiện. Để có được kết quả kiểm tra cường lực chính xác, hãy nhìn thẳng, vuông góc với cửa sổ quang học, không được nhìn nghiêng. Bạn sẽ nhận ra dải màu phản xạ ánh sáng để từ đó biết được tấm kính đó đã được cường lực hay chưa.
KIỂM TRA TẤM KÍNH ĐƠN/TẤM KÍNH SỐ 1:
1)Đặt máy đo lên mặt tấm kính, bạn sẽ thấy có hay dãy đèn phản xạ xuất hiện (mỗi dãy đèn tương ứng với một mặt tấm kính)
2) Trượt nhẹ máy đo trên tấm kính và để ý các màu sắc của 2 dãy đèn phản xạ
3) Kính sẽ được cường lực khi sắc màu dãy đèn phản xạ thứ 2 thay đổi khác với dãy đèn số 1. Điều đó có nghĩa là máy đã phát hiện ra các đường ứng suất trong tấm kính (kính đã được cường lực)
Lưu ý: Phải nhớ một điều là bạn phải tìm ra một sự thay đổi giữa màu sắc dãy đèn số 2 so với dãy đèn số 1. Có thể là màu sắc của dãy đèn số 2 khác với màu sắc của dãy đèn số 1. Nhưng điều này vẫn chưa thể nói lên được đó là kính cường lực. Mà bạn phải nhận ra được sự thay đổi trên thực tế về màu sắc (đường ứng suất) ở dãy đèn số 2 rồi mới khẳng định được đó là kính cường lực. Đối với kính có lớp phủ Low-e mềm hoặc các lớp phủ đặc biệt khác, thì sự phản xạ ánh sáng của mặt kính có tráng phủ lớp Low-e (thường có màu xanh) có thể khác về màu sắc đối với tấm kính chưa được tráng phủ. Nhớ là bạn phải nhìn ra được sự thay đổi về màu sắc tại dãy đèn thứ 2 so với dãy đèn số 1 khi bạn trượt máy đo cường lực trên mặt kính. Nếu màu sắc của dãy đèn 2 vẫn giống với dãy đèn 1 thì chắc chắn không phải là kính cường lực.
4) KÍNH CHƯA ĐƯỢC CƯỜNG LỰC nếu các nhân tố sau xuất hiện:
– Không có dãy đèn nào khác biệt về ánh sáng
– Cả hai dãy đèn đều chuyển cùng màu
5). Thật là hữu ích khi xoay tròn máy đo cường lực SG2700 trên cùng một vị trí để dò ra đường ứng suất. Cách làm này thường giúp cho việc dò kính cường lực trở lên dễ dàng hơn.
Dãy đèn 1 nằm bên tay phải của bạn tương ứng với mặt kính mà máy đo đang tiếp xúc
Dãy đèn 2nằm bên tay trái của bạn tương ứng với mặt kính ở phía bên kia đối diện với máy đo
Hãy để ý màu sắc ở dãy đèn số 2. Nếu dải màu thay đổi tại dãy đèn 2 khác với dãy đèn số 1 khi bạn trượt máy đo trên mặt kính, thì có nghĩa là đó là đường ứng suất và cũng đồng nghĩa với đó là kính đã được cường lực
Lưu ý: Sự khác biệt màu sắc của dãy đèn 2 so với dãy đèn 1 như minh họa trên đây chứng tỏ là kính được cường lực
SỰ KHÁC BIỆT về màu sắc giữa dãy đèn 2 với dãy đèn 1 chỉ ra sự tồn tại của đường ứng suất | ||
Hay
Đó là kính cường lực Cả 2 hình này đều chứng tỏ màu sắc của 2 dãy đèn có khác nhau. Và máy dò cường lực đều phát hiện ra cả 2 tấm kính này đều đã được cường lực. |
||
Để có kết quả chính xác hơn nhằm phát hiện ra màu sắc của dãy đèn 2, bạn nên kiểm tra trên diện rộng hơn. Và nhớ là, đôi khi mình phải xoay tròn đồng hồ trên một vị trí của đường ứng suất để thấy được màu sắc thay đổi sinh động, rõ ràng hơn. |
KHÔNG CÓ SỰ KHÁC BIỆT giữa màu sắc của dãy đèn 2 và 1 có nghĩa là không có đường ứng suất | ||
Hay
Đó chỉ là kính thường Cả 2 hình này đều chứng tỏ màu sắc của 2 dãy đèn không khác nhau. Và máy dò cường lực đều phát hiện ra cả 2 tấm kính này đều chưa được cường lực |
||
Đặc biệt lưu ý trường hợp hình bên tay phải. Màu sắc trên đỉnh 2 dãy đèn có sự khác nhau về màu sắc chút ít. Nhưng vì màu sắc của chúng hoàn toàn giống nhau, do vậy đó không phải là kính cường lực. |
DÒ CƯỜNG LỰC TẤM KÍNH 2 TRONG KÍNH HỘP:
1) Đặt máy kiểm tra kính cường lực SG2700 lên tấm kính. Bạn sẽ thấy 4 dãy đèn phát sáng (mỗi dãy đèn tương ứng với 1 mặt của tấm kính)
2) Trượt nhẹ máy kiểm tra kính cường lực SG2700 trên mặt tấm kính và quan sát màu sắc của 2 dãy đèn xa nhất bên phía trái (dãy đèn 3 & 4)
3) TẤM KINH ĐƯỢC COI LÀ ĐÃ CƯỜNG LỰC khi:
– Màu sắc ánh đèn dãy 4 khác với dãy 3, tức là máy đã dò ra đường ứng suất và đó là kính cường lực
4) KÍNH CHƯA ĐƯỢC CƯỜNG LỰC nếu các nhân tố sau xuất hiện:
– Các dãy đèn 3 & 4 không khác biệt về màu sắc ánh sáng
– Cả hai dãy đèn 3 & 4 đều chuyển cùng màu
5) Thật là hữu ích khi xoay tròn máy đo cường lực SG2700 trên cùng một vị trí để dò ra đường ứng suất. Cách làm này thường giúp cho việc dò kính cường lực trở lên dễ dàng hơn.
Dãy đèn 2(thứ 2 từ phải qua) biểu thị cho mặt kính đối diệ với mặt kính đang tiếp xúc với máy. | Dãy đèn 1(xa nhất về phía phải) biểu thị cho mặt kính đang tiếp xúc với máy. |
Đây là ánh sáng phát ra từ tấm kính đôi | |
Dãy đèn 4(xa nhất ở bên trái) biểu thị cho mặt kính đối diện với mặt tấm kính thứ 2 (đang tiếp xúc với máy). | Dãy đèn 3(thứ 2 từ trái qua) biểu thị cho mặt kính gần nhất với mặt kính đang tiếp xúc với máy. |
Để dò cường lực tấm kính thứ 2, hãy để ý màu sắc của dãy đèn số 4. Nếu màu sắc dãy đèn 4 khác với 3 khi bạn trượt nhẹ máy trên tấm kính thì chứng tỏ có đường ứng suất hiện hữu hay gọi cách khác đó là kính cường lực ở tấm 2. |
SỰ KHÁC BIỆT về màu sắc giữa dãy đèn 3 với dãy đèn 4 chỉ ra sự tồn tại của đường ứng suất | ||
Hay
Đó là kính cường lực Cả 2 hình này đều chứng tỏ màu sắc của 2 dãy đèn 3 & 4 ckhác nhau. Và máy dò cường lực đều phát hiện ra mặt 2 của tấm kính này đều đã được cường lực. |
||
Để có kết quả chính xác hơn nhằm phát hiện ra màu sắc của dãy đèn 4, bạn nên kiểm tra trên diện rộng hơn. Và nhớ là, đôi khi mình phải xoay tròn đồng hồ trên một vị trí của đường ứng suất để thấy được màu sắc thay đổi sinh động, rõ ràng hơn. |
KHÔNG CÓ SỰ KHÁC BIỆT giữa màu sắc của dãy đèn 3 và 4 có nghĩa là không có đường ứng suất | |
Hay
Đó chỉ là kính thường ở tấm kính 2 Hình này chứng tỏ màu sắc của dãy đèn 3 & 4 không khác nhau. Và máy dò cường lực đã phát hiện ra tấm kính 2 này chưa được cường lực |
ĐỘ DẦY TẤM KÍNH 1:
Máy kiểm tra kính cường lực SG2700 còn có thêm một tính năng kiểm tra được độ dầy của tấm kính 1. Tính năng này cho phép bạn kiểm tra độ dầy của tấm kính đơn và kính hộp khi nó đã được lắp sẵn lên khung hoàn chỉnh.
Để đo được độ dầy tấm kính thì:
1) Đặt máy đo SG2700 lên tấm kính
2) Để có được kết quả chính xác khi nhìn qua cửa sổ quang học, bạn nên đứng cách máy 25cm, nheo một mắt lại, nghiêng đầu về phía trái ở một góc nghiêng 45 độ.
3) Đặt mắt thẳng hàng với dãy đèn 1 (nằm ở phía ngoài cùng bên phải). Dãy đèn này tương ứng với điểm mốc 0mm
Sau khi đặt đúng dãy đèn 1 trên mốc 0, bạn hay nhìn vào dãy đèn 2 (giữ nguyên vị trí) thì sẽ thấy được độ dầy hiện lên tương ứng với dãy đèn số 2.
Vài mẹo nhỏ khi vận hành:
1) Khi kiểm tra kính cường lực thì góc nghiêng của đầu là khá quan trọng. Đặt tầm mắt thẳng hàng với dãy đèn phát sáng để có độ sáng nét nhất. Xoay tròn máy đo đôi khi giúp bạn phát hiện ra sự thay đổi về màu sắc.
2) Khi đo trong điều kiện ánh sáng dư thừa, hãy dùng thêm tấm vải đen đi kèm theo máy, đặt tấm vải ở mặt kia tấm kính. Nếu bạn vẫn thấy khó nhìn thì phải đổi môi trường kiểm tra.
3) Khi khó phân biệt được đường ứng suất, bạn nên di chuyển máy ra các cạnh tấm kính. Tại các khu vực này, khả năng kiểm tra được tính cường lực của kính sẽ rõ nét hơn so với đặt máy tại vị trí trong, giữa tấm kính.
4) Có một số tấm kính khi đã được cường lực vẫn khó phát hiện ra đường ứng suất, hãy kiểm tra toàn bộ tấm kính trước khi đưa ra kết luận sau cùng.
THAY PIN:
Máy kiểm tra kính cường lực SG2700 sử dụng pin 9 volt alkaline. Khi pin yếu, đèn báo yếu pin sẽ sáng. Máy vẫn có thể tạm thời hoạt động được, nhưng các dãy đèn phát sáng trong máy sẽ khá yếu. Bạn cần thay pin.
BẢO HÀNH:
Nhà sản xuất đảm bảo các thiết bị đo của mình đều được bảo hành nếu gặp phải lỗi vật liệu hoặc chế tạo trong điều kiện sử dụng bình thường và đúng cách. Khi gặp các vấn đề này, nhà sản xuất sẽ sửa chữa hoặc thay thế trong vòng 12 tháng hoặc ngắn hơn khi tại quốc gia đó có sự hiện diện của nhà phân phối được ủy quyền. Chế độ bảo hành sẽ bị loại trừ nếu máy được sử dụng không đúng cách hoặc lỗi do người sử dụng gây ra. Pin không thuộc diện bảo hành