Bạn sẽ thấy kí hiệu UV xuất hiện ở rất nhiều nơi. Có người nói nên bôi kem chống nắng để chống tia UV, tia UV gây hại cho da, gây ung thư da. Vậy chính xác tia UV là gì? Có hại như thế nào? Nếu nhà có nhiều cửa kính thì chống tia UV cho nhà kính như thế nào?
Tia UV là gì?
Tia UV là viết tắt của tia của một loại sóng điện từ tên là Ultraviolet, hay còn gọi là tia cực tím. Đây là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn, ngắn hơn tia sóng ánh sáng nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Có 3 loại tia UV chính chúng ta cần quan tâm tới.
Tia UVA
Đây là tia gần vùng với các tia sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy, chúng có bước sóng từ 380 đến 315nm, còn gọi là ánh sáng đen, là tia có năng lượng thấp nhất trong số 3 loại tia UV. Loại tia này là nguyên nhân chính gây lão hóa da, dễ khiến da xuất hiện các nếp nhăn và có ảnh hưởng gián tiếp đến DNA trong cơ thể.
Tia UVB
Đây là tia tầm trung, hay còn gọi là sóng trung, bước sóng từ 315 đến 280nm, đây là nguyên nhân chính gây cháy da, bỏng da, rát nắng và có ảnh hưởng trực tiếp đến DNA, là nguyên nhân gây ra ung thư da.
Tia UVC
Đây là tia sóng ngắn, bước sóng ngắn hơn 280nm, hay còn gọi là sóng có tính tiệt trùng. Tia này hầu như không thể xuyên qua tầng Ozon của bầu khí quyển nên ít tác động lên con người, chúng chủ yếu xuất hiện dưới dạng nhân tạo có trong các thực phẩm, hồ quang để tiệt trùng.
Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Tia UV có ở đâu?
Các tia UV đều có trong ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên 99% tia xuất hiện trong không khí đều là tia UVA vì UVB và UVC có bước sóng quá ngắn để xuyên qua được tầng ozon. Nói cách khác, ở đâu có ánh nắng, ở đó sẽ xuất hiện các tia cực tím. Đa số mọi người cho rằng tia UV có hại cho sức khỏe. Với tình trạng hiệu ứng nhà kính và sự thủng tầng ozon khiến cho mật độ các tia UVB và UVC xuất hiện nhiều hơn.
Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người rất nhiều.
Tia tử ngoại UVA (380 – 315 nm): không bị lớp ozon hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
Tia tử ngoại UVB (315 – 280 nm): bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.
Tia tử ngoại UVC (280 – 100 nm): bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
Mức độ ảnh hưởng và mật độ tia UV phụ thuộc các yếu tố:
Tia UV bao nhiêu là có hại?
Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ có mức độ tác hại khác nhau đến sức khỏe và môi trường sống của con người:
Tia UVA (380 – 315 nm): có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da.
Tia UVB (315 – 280 nm): vẫn có khả năng xuyên một phần qua ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da.
Tia UVC (280 – 100 nm): tia UV có năng lượng cao nhất, gây ung thư da nhưng đã có tầng ozon chặn lại.
tia-uv-1
Xem thêm: Hướng dẫn: Cửa sổ và phong thuỷ theo thuyết âm dương
Tia UV có tác hại gì?
Như bìa viết nêu trên, tia gây hại nhiều nhất là tia UVC chúng có thể ảnh hưởng đến mắt và da một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng hầu như không thể đi qua tầng ozon mà chỉ xuất hiện dưới dạng nhân tạo mà thôi.
Tia UVB có khả năng kích thích quá trình chuyển hóa các sắc tố dưới da khiến da bị yếu đi, dễ tổn thương, cháy nắng, đen da, xuất hiện các đốm đỏ, viêm lỗ chân long, tạo thành các nếp nhăn,…tăng nguy cơ gây ung thư da. Loại tia này chúng ta không nên hấp thụ nhiều.
Tia UVA có vẻ ít gây hại nhất nhưng nếu tiếp xúc nhiều trong một thời gian dài, chúng có thể đi xuyên qua giác mặc và thủy tinh thể bên trong nhãn cầu mắt hoặc võng mạc gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Chúng cũng là nguyên nhân gây bỏng võng mạc nên chúng ta thường được khuyến cáo không nên xem nhật thực mà không có kính râm chống tia UV
Tuy nhiên, đây không phải loại tia gây hại 100%, chúng là tác nhân giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tốt hơn, làm cho xương và rang chắc khỏe. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên tắm nắng và trước 7h sáng và sau 5h chiều mà thôi.
Tia UV cũng được ứng dụng trong việc điều trị bệnh về da do chúng làm chậm quá trình tăng trưởng của các tế bào, giảm tiến trình gây bệnh như: bệnh vảy nến – bệnh do các tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, xuất hiện vảy.
Chúng cũng có tính tiệt trùng nên khi phơi quần áo, tã lót nên phơi trước ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Hướng dẫn chống tia UV cho nhà kính
Sử dụng tấm chắn nhiệt
Các tấm chắn nhiệt không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ phòng mà một số loại còn có chỉ số chống tia UV cho nhà kính rất cao trên 90%.
Sử dụng sơn cách nhiệt
Các chất có trong sơn cách nhiệt cũng phản tia UV một cách hiệu quả không cho chúng xuyên qua cửa kính và làm tổn hại lên da của bạn. Ưu điểm của sơn cách nhiệt còn giúp cho kính giữ nguyên tính thẩm mĩ mà không sợ chúng đổi màu quá nổi.
Phim cách nhiệt
Khả năng chống UV cho nhà kính của các tấm phim cách nhiệt lên tới 99%, chúng giúp giảm nóng cho nhà kính , bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Bắc Hải là đơn vị nhập khẩu và cung cấp phim cách nhiệt nhà kính, phim chống tia UV cho nhà kính thương hiệu Johnson xuất xứ Mỹ và Zippo xuất xứ Hàn Quốc. Chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm thi công, lắp đặt các dự án lớn nhỏ toàn quốc.
Liên hệ ngay với chúng tôi – BAC HAI TRADING JSC
Trụ sở chính: Số 55, Đường 11, Him Lam, Bình Hưng, Bình Chánh, HCM | Điện thoại: 028 543 18 189 |
Chi nhánh Hà Nội: Phòng 611, Lầu 6, Cao ốc Bắc Hà HH2, Khuất Duy Tiến, Từ Liêm, Hà Nội | Điện thoại: 0985694 576 |
Chi nhánh Hải Phòng: 587.Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng | Điện thoại: 0934.642 058 |
Chi nhánh Đà Nẵng: 849.Nguyễn Hữu Thọ, Tp.Đà Nẵng | Điện thoại: 0903571219 |
Email: tungfargo@gmail.com | Hotline toàn quốc : 0902 519 968 |
CÔNG TY CPTM BẮC HẢI CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM
Dán kính chống nóng | Tìm hiểu dịch vụ: Dán kính chống nóng |
Dán kính cách nhiệt | Tìm hiểu dịch vụ: Dán kính cách nhiệt |
Phủ nano ceramic | Tìm hiểu dịch vụ: Phủ nano ceramic |
Sản phẩm cảnh báo điểm mù | Tìm hiểu dịch vụ: Cảnh báo điểm mù |
Cảm biển áp suất lốp | Tìm hiểu sản phẩm: Cảm biển áp suất lốp |
Đồ chơi ô tô | Tìm hiểu sản phẩm: đồ chơi ô tô |
Phim chống nắng nhà kính | Tìm hiểu sản phẩm: phim chống nắng nhà kính |
Phim cách nhiệt nhà kính | Tìm hiểu: Phim cách nhiệt nhà kính |
Phim cách nhiệt ô tô | Tìm hiểu : Phim cách nhiệt ô tô |
Các sản phẩm Phim cách nhiệt | Tìm hiểu : Phim cách nhiệt |
Phim an toàn kính | Tìm hiểu: Phim an toàn kính, phim bảo vệ kính |
Phim cách nhiệt johnson | Tìm hiểu: phim cách nhiệt johnson |